Dịch vụ của Huy Phương
Hỗ trợ trực tuyến
Tin tức & sự kiện
5 Loại tủ điện công nghiệp thông dụng và các lưu ý khi lắp đặt
1. Tủ điều khiển động cơ (MCC)
MCC viết tắt là Motor Control Center được gọi là tủ điều khiển động cơ hay tủ điều khiển trung tâm. Với chức năng chính là dùng để điều khiển và bảo vệ các động cơ có công suất lớn hoặc các động cơ cần thay đổi tốc độ, lưu lượng như: máy bơm, máy quạt, máy cắt,...
Tủ điều khiển động cơ (MCC) có thiết kế đơn giản giúp tiết kiệm không gian, dễ dàng lắp đặt và sử dụng nhưng vẫn đảm bảo hệ thống hoạt động ổn định. Hơn thế nữa, MCC còn giúp khách hàng tối ưu hóa hiệu suất làm việc và chi phí cho các ứng dụng đòi hỏi sự giám sát và kiểm soát chặt chẽ của nhiều động cơ khác nhau.
2. Tủ điện tổng hạ thế
Tủ điện tổng hạ thế MDSB ( Main Distribution Switch Board) được lắp đặt ở sau trạm hạ thế và sử dụng để cân bằng, điều chỉnh các nguồn điện cao thế, trung thế từ các trạm biến áp thành nguồn điện chuẩn.
Ngoài chức năng chính là đóng ngắt và bảo vệ an toàn cho hệ thống điện phụ tải, tủ điện tổng hạ thế còn có các chức năng khác như:
Điều hòa dòng điện, đảm bảo cho đường truyền điện hoạt động ổn định.
Bảo vệ các thiết bị khỏi các tác động cơ học và tác động của môi trường.
Đảm bảo an toàn cho người sử dụng khỏi những thiết bị mang điện trong quá trình vận hành.
3. Tủ phân phối chính (DB)
DB là tên viết tắt của Distribution Boards, được hiểu là tủ phân phối chính được thiết kế với đầu vào từ hệ thống tủ hạ thế (MSB) và đầu ra là các tủ nhánh. Đây là một nhánh của tủ điện MSB nói trên, với công suất nhỏ, dưới 1000A. Tủ phân phối chính được sử dụng để cung cấp và phân phối điện năng cho một nhóm hoặc một tổ máy móc hoạt động như: động cơ quạt, máy chạy băng tải,...
Tủ điện phân phối chính được lắp đặt ở gần các phụ tải có chức năng vận hành tính năng của các phụ tải. Bên trong phụ tải bao gồm các thiết bị đóng cắt, đèn báo pha, cầu chì, có thể có các đồng hồ đo như: đồng hồ đo hiệu điện thế (Volt kế), đồng hồ đo dòng điện định mức (Ampe kế ), đồng hồ đo công suất ( kWh),...
4. Tủ phân phối phụ
Tủ phân phối phụ là tủ điện có đầu vào từ hệ thống tủ phân phối và đầu ra là hệ thống tải.
Tủ phân phối phụ có chức năng cung cấp giải pháp điện áp thấp (LV), bằng cách chia nguồn cấp điện cho các mạch phụ thích hợp sử dụng trong các tòa nhà lớn.
5. Tủ điện chuyển mạch (ATS)
Tủ điện chuyển mạch hay còn gọi là ATS (Automatic Transfer Switches) có nhiệm vụ chuyển đổi nguồn điện tự động khi điện lưới mất hoặc ngược lại. Với mục đích chính là đảm bảo sự ổn định và liên tục của hệ thống điện trong doanh nghiệp, góp phần quan trọng trong quá trình sản xuất. Bên cạnh đó tủ ATS còn có chức năng khi điện lưới và điện máy phát bị sự cố như: mất pha, mất trung tính, quá áp và sụt áp,...
6. Chức năng của tủ điện công nghiệp
Mỗi loại tủ điện công nghiệp đều có các tính năng và được ứng dụng khác nhau, tùy theo nhu cầu của khách hàng. Tuy nhiên chúng đều có các chức năng như:
+ Đảm bảo cấp nguồn cho thiết bị và hệ thống điện luôn hoạt động ổn định.
+ Tủ điện công nghiệp đều được sản xuất trên dây chuyền hiện đại, áp dụng công nghệ và kỹ thuật tiên tiến. Tuân thủ nghiêm ngặt theo tiêu chuẩn quốc tế IEC nhằm đảm bảo sự an toàn cho hệ thống khi vận hành.
+ Điều khiển hệ thống điện từ của toàn bộ hệ thống hoặc thiết bị.